Sống thử, chiết khấu cao, xây xong mới bán,… là những chiêu thức mà
chủ đầu tư áp dụng trong thời điểm hiện nay. Cũng giống như binh pháp
của Tôn Tử, tạp chí NCĐT đã liệt kê ra 36 kế bán hàng của các doanh
nghiệp bất động sản Việt Nam.
1. Sống thử: Khách hàng được sống thử trong nhà thật của dự án, sau đó quyết định có mua hay không.
2. Chiết khấu cao: Hình thức chiết khấu thường được áp dụng cho một giao dịch trong một khoảng thời gian nhất định, hoặc với điều kiện giao dịch được thực hiện với số lượng lớn.
3. Giảm giá trực tiếp: Đợt đại hạ giá tới 20-35% của 2 dự án chung cư PetroVietNam LandMark và An Tiến vào tháng 11 vừa qua.
4. Xây xong mới bán: Dự án đầu tiên ở Việt Nam áp dụng mô hình này là The Flemington trên đường Lê Đại Hành, phường 15, quận 11.
5. Khuyến mãi, trúng thưởng: Không chỉ tặng sổ tiết kiệm, xe máy, tivi, điện thoại iPhone, nhiều chủ đầu tư còn tặng cả nền đất và vàng.
6. Hỗ trợ lãi suất: Đi tiên phong trong chương trình hỗ trợ lãi suất là Công ty Cổ phần SetiaBecamex với dự án EcoLakes Mỹ Phước (Bình Dương).
7. Kéo dài thanh toán: Nhiều dự án đang phải kéo giãn thời gian thanh toán theo tiến độ xây dựng nhằm giảm số tiền phải trả hằng tháng xuống vừa khả năng chi trả của người mua nhà.
8. Lựa chọn thanh toán: Bất động sản Phát Đạt, chủ đầu tư dự án The EverRich 2 (quận 7), thiết kế sẵn nhiều hình thức thanh toán hấp dẫn dành cho từng đối tượng khách hàng.
9. Trả góp theo tháng: Ngoài hỗ trợ lãi suất, giãn tiến độ, chủ đầu tư còn áp dụng hình thức bán hàng trả góp.
10. Bán sỉ căn hộ: Chủ đầu tư các dự án căn hộ hiện nay đều sẵn sàng bán nguyên block như Belleza, Era Town (quận 7), nhưng không phải lúc nào cũng tìm được người mua.
11. Bán sỉ văn phòng: Bán sỉ để thu hồi vốn nhanh cũng là giải pháp của các nhà đầu tư văn phòng hay mặt bằng bán lẻ. Họ đang tìm cách bán nguyên tầng thay vì cho thuê theo tháng.
12. Bán hàng đồng giá: Dự án An Tiến Gold House mở bán đồng giá 14,4 triệu đồng/m2 dành cho tất cả các tầng.
13. Quyền mua Timeshare: Nhằm thu hút người mua, nhiều chủ đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng đã bắt đầu áp dụng hình thức này như dự án The Manna (Khánh Hòa), Ocean Vista.
14. Cam kết lợi nhuận: Chủ đầu tư dự án Angsana Lăng Cô (Thừa Thiên Huế) cam kết mức lợi nhuận 6% hằng năm trong 6 năm đầu tiên, hay dự án Khải Hoàn Paradise ở khu Nam Sài Gòn, TP.HCM cam kết lợi nhuận tới 22,5%.
15. Mua nhà theo nhóm: Dự án đầu tiên tham gia theo cách bán hàng này là Chung cư Hoàng Kim Thế Gia, nếu có 10 người cùng mua thì sẽ được giảm 100 triệu đồng/căn.
16. Phân phối đa cấp: Cách thức trên đã được Công ty PropNex áp dụng rất thành công tại Singapore và doanh nghiệp bất động sản Việt Nam đầu tiên áp dụng mô hình này là Eden Real.
17. Tổ chức hội chợ: C.T Land cũng đã tổ chức hội chợ mini bất động sản với chủ đề “Mua nhà đón Tết” tại số 2-4-6 Lê Thị Riêng, quận 1, TP.HCM.
18. Phù phép dự án: Một chiêu thức khá tiêu cực là thổi phồng thông tin, đặc biệt là thông tin về vị trí của dự án.
19. Phù phép bán hàng: Không chỉ phù phép thông tin quy hoạch, thông tin bán hàng cũng được các chủ đầu tư tung ra với những con số đẹp mắt để tung hỏa mù.
20. Tiếp thị bằng sao: Một trong những đẳng cấp đó chính là việc được những người nổi tiếng chọn mua.
21. Hấp lực du thuyền: Nhiều dự án nghỉ dưỡng tung ra trong thời gian qua đều lấy hạng mục bến du thuyền để tạo điểm nhấn.
22. Hấp lực phong thủy: Các chủ đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng cũng đang đẩy mạnh yếu tố phong thủy.
23. Cọc đi tìm trâu: Một số chủ đầu tư tại TP.HCM đã lặn lội ra Bắc để chào bán dự án.
24. “Xanh” hóa: Trong khi các khu đô thị được gắn mác sinh thái thì ở lĩnh vực văn phòng, xu hướng công trình xanh cũng đang được nhiều chủ đầu tư thêm vào để thu hút khách thuê.
25. Nhà mẫu, nhà thật: Không chỉ có nhà mẫu, nhiều chủ đầu tư đã tạo những ngôi nhà thật ngay tại dự án. Đây được xem là giải pháp hiệu quả cho những chủ đầu tư muốn thể hiện uy tín.
26. Du lịch bất động sản: Nếu như trước đây người mua phải tự tìm đến dự án để tìm hiểu thì hiện nay họ được đưa đến tận nơi, về tận chốn.
27. Tiếp thị quốc tế: Không chỉ đi khắp các miền của đất nước, các doanh nghiệp Việt cũng tìm kiếm cơ hội bán hàng ở các thị trường nước ngoài.
28. Gắn mác sinh thái: Nắm bắt được điều này, nhiều dự án đô thị gắn “mác” sinh thái đã được tung ra tại Hà Nội, TP.HCM và các tỉnh lân cận.
29. Trả nhà thay tiền: Không bán được nhà, trong khi vẫn phải thanh toán tiền cho các nhà thầu xây dựng. Khó khăn này khiến các chủ đầu tư nghĩ ra cách trả nhà thay tiền.
30. Thiết kế trọn gói: Một số chủ đầu tư bất động sản đã tìm cách giảm giá thành căn hộ bằng hình thức hợp tác chiến lược, liên kết với các nhà thầu xây dựng, để tiết kiệm chi phí.
31. Điều chỉnh công năng: Giải pháp được đưa ra là chuyển công năng tòa nhà sang một loại hình khác tiềm năng hơn, có thể cho thuê hoặc bán nhanh hơn.
32. Liên kết kiểu người có đất, kẻ có tiền: Khó khăn về vốn và thị trường đã buộc không ít doanh nghiệp phải tìm kiếm đối tác để liên kết.
33. Bán “bánh vẽ”: Túng quá hóa liều, một số chủ đầu tư đã bất chấp tất cả, lừa đảo khách hàng để chiếm dụng vốn.
34. Chiến lược hoãn binh: Nhiều chủ đầu tư chọn cách giãn tiến đô%3ḅ dự án để vừa đảm bảo chất lượng công trình, vừa đảm bảo lợi nhuận bán.
35. Chuyển nhượng dự án: Từ đầu năm 2011 đến nay, việc sang nhượng dự án bất động sản của các doanh nghiệp Việt Nam diễn ra khá sôi động.
36. Tẩu vi thượng sách: Và kế sách cuối cùng là “tẩu vi thượng sách”. Đa phần doanh nghiệp sử dụng kế sách này đều là những nhà đầu tư nước ngoài và những dự án đều đang nằm trên giấy
Comments[ 0 ]
Post a Comment