Home » kien-thuc
Sunday, December 1, 2013
Lấp khoảng cách giữa “cò” và chuyên viên môi giới bất động sản
Hiện nay, mọi người
thường gọi nhân viên môi giới bất động sản là “cò” nhà đất? Vậy từ “cò”
đến chuyên viên khoảng cách đó có xa không? Có cách nào để “lấp đầy”
khoảng cách đó?
Nhân viên môi giới đang tư vấn cho khách hàng mua BĐS. Ảnh: REM
Nghề môi giới bất động sản trong mắt khách hàng hiện nay
Một
quan điểm phổ biến hiện nay là những người môi giới bất động sản thường
được gọi là “cò” bất động sản. Cách gọi này cho chúng ta thấy nghề môi
giới bất động sản (BĐS) hiện nay tại Việt Nam dường như không được xem
trọng. Nguyên nhân có thể là do một bộ phận không nhỏ những nhà môi giới
BĐS đã đánh mất lòng tin với những chiêu thức chụp giựt, "ăn xổi ở
thì", kiếm tiền bằng mọi giá... Họ đã làm cho hình ảnh của nhà môi giới
BĐS xấu đi trong mắt khách hàng.
Khi
thị trường BĐS đóng băng, chúng ta hay đổ lỗi vào các yếu tố như: Cung
cầu không gặp nhau, khủng hoảng kinh tế, nợ xấu, sản phẩm không phù hợp
thị trường... Tất cả những yếu tố trên chỉ đúng nhưng chưa đủ vì còn một
yếu tố không kém phần quan trọng khác chính là CON NGƯỜI. Vì con người
là chủ thể chính của một bức tranh ngành nghề có hoàn chỉnh hay không.
Hình ảnh của “cò” nhà đất.
Hầu
hết các “cò” nhà đất trước đây chưa hề được học về chuyên ngành BĐS. Họ
làm việc từ những kinh nghiệm “đường phố” là chính. Họ học lóm qua bạn
bè, qua những chiêu thức mà công việc đã dạy họ theo thời gian. Để hoạt
động kinh doanh BĐS theo kiểu “cò” nhà đất, đơn giản chỉ cần có một cái
“alô” và một tấm bảng giới thiệu dịch vụ môi giới đặt đâu đó ven đường,
một phương tiện đi lại là xong.
Họ
hoạt động tự phát, không bài bản và từ đó một bộ phận không nhỏ “cò”
nhà đất phát sinh ra những ảnh hưởng xấu cho cộng đồng và nghề nghiệp
như “làm giá”, “lừa đảo”..., gây ảnh hưởng xấu cho một ngành nghề đáng
được tôn trọng.
Hiểu đúng về nghề môi giới bất động sản
Để
được xã hội thừa nhận, lấy lại lòng tin và xem nghề môi giới BĐS như
một thực thể không thể thiếu được trong kinh doanh BĐS. Thì chính những
nhà môi giới BĐS phải hiểu rõ hơn vai trò và trách nhiệm của mình đối
với cộng đồng. Vì thực chất, nghề môi giới BĐS là PHỤC VỤ là mang lại
niềm vui cho khách hàng. Giúp họ tìm được những “tổ ấm và hạnh phúc”.
Chính những nhà môi giới BĐS phải là những nhà tư vấn có nghề và trung
thực. Có như vậy, mới thay đổi được cách nhìn của khách hàng đối với
nghề môi giới BĐS bằng sự tôn trọng và thiện cảm.
Điều kiện nào để trở thành một chuyên viên môi giới BĐS chuyên nghiệp?
Có 2 điều kiện căn bản để trở thành một chuyên viên môi giới BĐS chuyên nghiệp:
Tác phong
Nghề
môi giới bất động sản là một ngành nghề đặc biệt vì tính chất công việc
là thường xuyên tiếp xúc khách hàng. Là một chuyên viên chuyên nghiệp,
anh không thể mang lại lòng tin cho khách hàng với một tác phong “lè
phè“, thiếu chỉnh chu.
Những
nhà môi giới BĐS ở các nước phát triển đều rất chú trọng đến hình thức
bên ngoài. Hầu hết, họ đều ăn mặc rất chuyên nghiệp bằng các bộ vest và
đeo cravat khi tiếp khách. Theo thống kê của trường Đại học Harvard –
Hoa Kỳ: Một chuyên viên kinh doanh khi đeo cravat tiếp khách và có tác
phong chuyên nghiệp sẽ làm cho lòng tin và sự tôn trọng của khách hàng
được nhân đôi vì bản thân khách hàng cảm thấy được tôn trọng và an tâm
khi giao dịch.
Trong
bối cảnh kinh tế và hoạt động môi giới BĐS tại Việt Nam có sự khác
biệt. Tuy nhiên, tối thiểu cũng phải có được bộ đồng phục văn phòng
(Office attire) có đeo cravat. Thể hiện sự chuyên nghiệp của một chuyên
viên môi giới bất động sản trong giai đoạn mới phù hợp với nghề môi giới
BĐS hiện nay .
Ngoài
bộ trang phục đúng cách còn một yếu tố khá quan trọng là hãy chuẩn bị
cho mình một TÂM HỒN ĐẸP. Khi nói đến tâm hồn đẹp, chúng ta phải hiểu
đến sự đạo đức, trung thực, lịch sự, nhã nhặn và kiến thức đa dạng. Là
những yêu cầu không thể thiếu được của một chuyên viên môi giới bất động
sản đúng nghĩa.
Chính
sự lịch lãm và tác phong chuẩn mực của chuyên viên môi giới BĐS sẽ làm
thay đổi cách nhìn của cộng đồng đối với nghề. Dần lấy lại lòng tin của
khách hàng và làm cho nghề môi giới bất động sản được phát triển lành
mạnh hơn, chuyên nghiệp hơn.
Chuyên môn
Tại
các nước phát triển như Hoa Kỳ, Úc... việc đào tạo một chuyên viên môi
giới và có chứng chỉ hành nghề là điều không phải dễ dàng và ai cũng
theo đuổi với nghề được.
Tại
các nước phát triển, các chuyên viên BĐS khi tốt nghiệp và có chứng chỉ
hành nghề thì họ trở thành một “đại lý” (Agent) BĐS thực thụ có thể
hoạt động độc lập, chuyên nghiệp, hiện đại và rất tự tin. Vì họ được đào
tạo bài bản bằng những giáo trình rất thực tế từ nhà trường nên khi tốt
nghiệp họ có thể ứng dụng ngay những kỹ năng kiến thức đã học vào thực
tiễn một cách chuyên nghiệp.
Vậy các kỹ năng nào cần thiết cho một chuyên viên môi giới BĐS ?
Chứng chỉ hàng nghề
Kỹ năng pháp lý chuyên ngành
Am hiểu và phân tích thị trường BĐS
Am hiểu chuyên môn bất động sản – Quy trình môi giới BĐS
Chuyên viên Marketing trong kinh doanh BĐS
Am hiểu về tài chính ngân hàng
Kỹ năng làm việc với người bán
Kỹ năng làm việc với người mua
Kỹ năng đàm phán – BĐS
Kỹ năng giao tiếp – BĐS
Kỹ năng listing – BĐS
Thành thạo công nghệ thông tin
Thẩm định tài sản
Kỹ năng thuyết trình trước khách hàng
Phân tích đầu tư và quản trị dòng tiền
Để
trở thành một chuyên viên môi giới BĐS chuyên nghiệp cần phải có những
kiến thức căn bản nêu trên. Thật sự, để trở thành một chuyên viên môi
giới BĐS không hề dễ dàng. Mà đòi hỏi, tự thân những người hành nghề môi
giới phải luôn học hỏi với thái độ cầu thị thật sự mới có thể thành
công.
Bức tranh của nghề môi giới BĐS trong tương lai
Thị
trường bất động sản Việt Nam có rất nhiều tiềm năng và thu hút được sự
quan tâm của nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước. Tuy nhiên, việc khai
thác được tiềm năng này hay không lại phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố.
Trong đó, những người môi giới đóng một vai trò quan trọng.
Để
xây dựng hình ảnh của một chuyên viên môi giới BĐS trong cái nhìn thiện
cảm hơn với nghề môi giới BĐS hiện nay tại Việt Nam. Ngoài yếu tố
chuyên môn như các kỹ năng bán hàng BĐS chuyên nghiệp, chuyên viên môi
giới BĐS còn phải xây dựng cho mình một tâm hồn đẹp, nhân văn và hiểu rõ
hơn về vai trò phục vụ của mình. Chú trọng đến yếu tố con người và mang
tinh thần phục vụ cộng đồng, xã hội hài hòa với lợi ích cá nhân.
Phan Quang Thiện
Comments[ 0 ]
Post a Comment