Home » kien-thuc
Sunday, December 1, 2013
Kỳ 2: Phân tích chìa khóa SMART trong đầu tư bất động sản
Một nhà đầu tư thông minh luôn
có những phân tích và đánh giá thị trường trước khi đi đến quyết định có
“đặt cược” vào một dự án sắp ra đời hay không? Để hạn chế được những
rủi ro trong đầu tư, chìa khóa SMART như là tấm gương phản chiếu bức
tranh rõ nét nhất của sự thành công hay thất bại của một dự án bất động
sản trước khi được đưa ra thị trường.
Một
nhà đầu tư có tâm họ luôn hiểu rõ sự song hành của lợi nhuận và sự đóng
góp cho xã hội. Ngoài yếu tố lợi nhuận, nhà đầu tư còn quan tâm đến
những yếu tố quan trọng không kém đó là: Dự án này phục vụ cho ai? Những
lợi ích mà dự án sẽ mang lại cho cộng đồng?
Tính
thẫm mỹ của dự án? Giải quyết được nhu cầu nhà ở cho bao nhiêu hộ dân?
Một chủ đầu tư có quan điểm đúng đắn thường có xác suất thành công cao
hơn những dự án mà chủ đầu tư đặt lợi nhuận lên trên lợi ích của cộng
đồng.
Từ
kinh nghiệm của những nhà đầu tư thành công ở các nước phát triển.
Chúng tôi muốn chia sẻ thêm thông tin về một góc nhìn khác trong giới
đầu tư thường sử dụng. Chìa khóa SMART trong đầu tư.
Cụ thể - Specific
Khi
nói đến sự cụ thể, thường những nhà đầu tư phải nghĩ ngay đến các yếu
tố cấu thành lên một dự án thành công. Là điểm gặp nhau của người thụ
hưởng và sản phẩm. Người thụ hưởng ở đây là ai? Thu nhập của họ ra sao?
Giải pháp tài chính cho họ?
Việc
lựa chọn đúng đối tượng cho dự án đã là một thành công và giải quyết
nhanh sản phẩm tránh nằm lâu trên thị trường. Nhà đầu tư phải có một
bảng phân tích chi tiết thị trường được các chuyên viên phân tích chuyên
ngành thống kê từ các nguồn đáng tin cậy theo từng hạn mục cụ thể, rõ
ràng, chính xác, theo yêu cầu của chủ đầu tư. Để có một dự án thành
công, yếu tố đầu tiên mà chúng tôi muốn đề cập đến đó là giá sản phẩm có
phù hợp với thu nhập bình quân đầu người của một quốc gia?
Xác định thu nhập người thụ hưởng:
Thật
sự thu nhập bình quân hiện nay của người dân Việt Nam là bao nhiêu so
với các nước trong khu vực? Bảng phân tích thu nhập dưới đây cho chúng
ta một góc nhìn khách quan và toàn cảnh hơn về thu nhập bình quân của
người Việt Nam hiện nay so với các nước trong khu vực.
Tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người của một số nước Đông Nam Á | ||||||
(Đô la Mỹ) |
Theo tỷ giá hiện tại
|
Theo sức mua ngang giá (PPP)
| ||||
1990
|
2010
|
Tăng (lần)
|
1990
|
2010
|
Tăng (lần)
| |
Việt Nam |
98
|
1.224
|
12,5
|
654
|
3.185
|
4,9
|
Singapore |
11.841
|
41.987
|
3,5
|
18.225
|
57.791
|
3,2
|
Indonesia |
620
|
2.950
|
4,8
|
1.450
|
4.304
|
3,0
|
Thái Lan |
1.495
|
4.613
|
3,1
|
2.841
|
8.500
|
3,0
|
( Nguồn WB - TS Phan Minh Ngọc )
Theo
bảng trên thì thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam tăng tới 12,5
lần trong khoảng 1900-2010, bỏ xa các nước khác trong bảng. Trong khi
đó, trong 20 năm này GDP thực của Việt Nam (tính bằng đồng theo giá cố
định) chỉ tăng ở mức 4,4 lần (với tốc độ tăng trưởng GDP thực trung bình
– CAGR of real GDP – là 7,4%/năm). Vì mức tăng dân số trong 20 năm này
là 1,3 lần, nên thực chất mức tăng thu nhập bình quân đầu người tính
bằng đồng theo giá cố định chỉ còn 3,4 lần (=4,4/1,3).
Chỉ
số khử lạm phát GDP (GDP deflator) của Việt Nam tăng tới 11,3 lần trong
thời kỳ 1990-2010. Như nói ở trên, trong cùng thời kỳ này, GDP thực
tăng 4,4 lần và dân số tăng 1,3 lần. Ngoài ra, tỷ giá tiền đồng tăng 3
lần trong cùng thời kỳ.
Do
nhược điểm lớn của việc tính, so sánh thu nhập bình quân đầu người dựa
vào GDP tính bằng đô la Mỹ theo giá hiện hành, WB và các tổ chức thế
giới mới phải đưa thêm tính toán áp dụng PPP (GDP bình quân đầu người
theo sức mua tương đương) như trong Bảng 1. Và theo bảng này thì PPP
trên đầu người của Việt Nam chỉ tăng 4,9 lần trong 20 năm, không quá
khác biệt so với khi tính theo tốc độ tăng trưởng GDP thực tính gộp
trong 20 năm này (4,4 lần)
Qua
bảng thống kê nêu trên chúng ta có thể thấy, với thu nhập bình quân đầu
người của Việt Nam hiện nay khoảng tầm 25 triệu đồng/năm để có một dự
án phù hợp với thu nhập này thật sự không phải là điều dễ dàng cho những
chủ đầu tư. Chi phí giá thành của một dự án được tính gộp luôn cả những
loại phí “không tên” và kéo quá dài thời gian với bao nhiêu tầng nấc để
được cấp phép là một bài toán khó.
Giải pháp tài chính
Hầu
hết người dân các nước (trên 95%) đều mua nhà trả góp thông qua vốn vay
của ngân hàng với thời gian cho vay trên 20 năm đến 30 năm tùy vào tuổi
tác người đi vay, Lãi suất được sự kiểm soát chặt chẽ của chính phủ và
ổn định trong một thời gian dài. Gói hỗ trợ 30.000 tỉ như vừa qua của
Chính phủ là một tín hiệu rất đáng mừng. Tuy nhiên, với thời hạn ấn định
chỉ trong ba năm và chỉ có một số đối tượng nhất định mới được vay. Sau
3 năm sẽ theo lãi suất thị trường theo qui định của ngân hàng thì thật
sự là một cái “bẫy” mà bất cứ người đi vay đều phải đắn đo không dám mạo
hiểm. Như vậy, mục đích giải cứu hàng tồn kho và kích cầu thị trường
BĐS sẽ không đạt được như mong muốn của người dân cũng như của Chính
phủ.
Mối
quan hệ hỗ tương giữa ngân hàng và nhà đầu tư như “môi với răng”. Trong
bối cảnh nền tài chính ngân hàng chưa được khai thông và khó tiếp cận
vì lãi suất quá cao như hiện nay thật sự là bài toán khó. Hầu hết các
nhà đầu tư nước ngoài dựa vào vốn vay của ngân hàng để đầu tư dự án là
chính. Mỗi ngân hàng đều có cách thẩm định tính khả thi và hiệu quả của
mỗi dự án khác nhau. Tuy nhiên, quan điểm của nhà đầu tư và ngân hàng là
chúng ta cùng “kiếm tiền” chứ không phải là sự “xin,cho”. Ngân hàng
luôn đồng hành cùng với doanh nghiệp như một người “hùn vốn” để cùng
kiếm lợi nhuận.
Để
có một dự án thành công và mang lại lợi ích cho người thụ hưởng, giải
quyết được nhu cầu về nhà ở đang còn rất lớn trong cộng đồng thì chính
các chủ đầu tư phải có những giải pháp tài chính phù hợp cho người mua
nhà như: Mua trả góp, thời gian trả góp, lãi suất và các ưu đãi khác.
Quan trọng hơn là các nhà đầu tư phải tạo được uy tín và có lý lịch tài
chính “sạch” bằng chính các dự án tiềm năng của mình mới hy vọng nhận
được vốn vay từ ngân hàng.
Chi phí quản trị dự án
Sự
ôm đồm và bao biện của các chủ đầu tư hiện nay là “lợi bất cập hại”.
Chi phí quản lý quá cồng kềnh và tốn kém nhưng không hiệu quả. Chính chi
phí quản lý và các chi phí “không tên” khác đã ngốn rất nhiều nguồn tài
nguyên của công ty. Từ khâu xin giấy phép, giải phóng mặt bằng, phân
tích thị trường đến thiết kế, tư vấn, vật liệu xây dựng, thi công, giám
sát, phân phối, tiếp thị, quản lý nhân sự, tài chính kế toán, pháp lý,…
Thật sự đã vắt kiệt sức các chủ đầu tư, thì cón đâu để có thời gian cho
những tư duy sáng tạo ra những sản phẩm có chất lượng của dự án?
Một
nhà đầu tư thành công là người phải biết chia sẻ lợi nhuận. Hãy giao
những phần việc trong phạm vi có thể cho các nhà thầu phụ
(Subcontractors) có khả năng giải quyết giúp như: Thiết kế, thi công,
marketing, tiếp thị, phân phối, thẩm định thị trường. Hạn chế chi phí
quản lý với bộ máy gọn nhẹ nhưng hiệu quả.
Kỳ 3: Đối tượng khách hàng – Phân tích chìa khóa SMART trong đầu tư dự án BĐS
Phan Quang Thiện
Comments[ 0 ]
Post a Comment