Phương pháp tính thuế GTGT và TNCN khi cho thuê nhà

8:13 AM |

Một trong những vấn đề mà các chủ hộ cho thuê nhà vướng mắc chính là vấn đề về các khoản thuế khi cho khách hàng thuê.

Về cơ bản khách hàng thường đặt ra 2 câu hỏi: Phải đóng những thuế nào khi cho thuê nhà? Phải bắt đầu từ đâu khi quyết định đi đóng thuế? Hãy thử nghiên cứu bài viết dưới đây để rút ra câu trả lời được các câu hỏi trên.
Các khoản thuế phái nộp khi cá nhân cho thuê nhà
Khi cá nhân có nhà cho thuê và muốn được hóa đơn của cơ quan thuế để giao cho bên thuê nhà thì cá nhân có nhà cho thuê phải nộp các loại thuế: thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng (GTGT) và thuế thu nhập cá nhân (TNCN).
Các loại thuế này cá nhân có nhà cho thuê phải đóng nhưng việc bên nào là người nộp những khoản tiền này thì phụ thuộc vào sự thương lượng và thỏa thuận giữa bên thuê và bên cho thuê và phải được thể hiển rõ trong hợp đồng thuê nhà.
Cụ thể cách tính thuế như sau:

1. Thuế môn bài

Là loại thuế phải đóng theo năm nên việc xác định mức thuế phải đóng không căn cứ và thời gian cho thuê nhà mà quan tâm vào thời gian bạn ký hợp đồng thuê nhà là vào 6 tháng đầu năm hay cuối năm:
+ Nếu là 6 tháng đầu năm: đóng 1 triệu
+ Nếu là 6 tháng cuối năm (từ ngày 1/7): nộp 500 ngàn
(Trích từ: Thông tư của Bộ tài chính số 96/2002/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định 75/2002/NĐ-CP ngày 30/08/2002 của Chính phủ)
Chủ nhà thắc mắc về những khoản thuế phải nộp
Khi cho thuê nhà, chủ nhà thường thắc mắc về những khoản thuế mà mình phải nộp


2. Thuế giá trị gia tăng

Đây là thuế tính theo từng tháng.
Công thức như sau:
Thuế GTGT = Thu nhập/tháng x Tỷ lệ Giá trị gia tăng
Trong đó:
+ Thu nhập/tháng: là số tiền được ghi trong hợp đồng thuê nhà mà bên thuê đóng cho bên cho thuê hàng tháng
+ Tỷ lệ GTGT: 5% (Trích từ số: 17963/BTC-TCT về tính tỷ lệ giá trị gia tăng theo tỷ lệ % ban hành ngày 25/12/2013 của Bộ Tài Chính. Điều 8 mục 2: Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu là 5%)

3. Thuế thu nhập cá nhân

Được tính theo tháng và tính theo bậc lũy tiến thuế
Thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật
Thu nhập chịu thuế = Thu nhập dựa trên tỷ lệ - các khoản giảm trừ
- Thu nhập dựa trên tỷ lệ = Thu nhập/tháng  x Tỷ lệ thu nhập chịu thuế
+ Thu nhập/tháng: là số tiền được ghi trong hợp đồng thuê nhà mà bên thuê đóng cho bên cho thuê hàng tháng
+Tỷ lệ thu nhập chịu thuế: 30%
(Trích từ Quyết định số: 111/2013/TT-BTC về việc ban hành biểu tỷ lệ thu nhập chịu thuế tính trên doanh thu. Cụ thể: Điều 8, mục 1, a. 4 tỷ lệ thu nhập chịu thuê ấn định cho dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 30%
- Các khoản giảm trừ:
+ Giảm trừ bản thân là 9 triệu/tháng
+ Giảm trừ người phụ thuộc: 3,6 triệu/tháng
(Những người được giảm trừ thì phải có đăng ký với chi cục Thuế. Trường hợp cá nhân đã được giảm trừ ở nơi trả thu nhập khác thì không được tính vào đây)
Sau khi có được thu nhập chịu thuế chúng ta sẽ dựa vào đó tính thuế thu nhập cá nhân theo bậc
- Thu nhập cá nhân tính theo bậc lũy tiến:

Biểu thuế lũy tiến từng phần
Bậc
Phần thu nhập tính thuế/tháng
(triệu đồng)
Thuế suất (%)
1
Đến 5
5
2
Trên 5 đến 10
10
3
Trên 10 đến 18
15
4
Trên 18 đến 32
20
5
Trên 32 đến 52
25
6
Trên 52 đến 80
30
7
Trên 80
35
Chú ý: Hiện nay có 3 phương pháp tính cho thuế TNCN tính theo bậc, nhưng ở đây bài viết chỉ gởi tới người đọc phương pháp 1. Hai phương pháp còn lại sẽ được ghi chi tiết hơn ở bài viết :Phương pháp tính thuế thu nhập cá nhân để tiện cho việc theo dõi.
Để người đọc có thể hiểu rõ hơn về cách tính trên, xin dẫn ra đây 2 ví dụ cụ thể:

Ví dụ 1: Ngày 01/2/2014, ông A đến Chi cục thuế quận Bình Thạnh để kê khai đóng thuế cho thuê nhà.

Biết rằng:
-            Bên thuê nhà là Công ty TNHH Năm Hải.
-            Mục đích thuê: Làm văn phòng công ty.
-            Hợp đồng thuê nhà công chứng ngày 01/01/2014.
-            Giá cho thuê: 40 triệu đồng/tháng.
-            Thời gian cho thuê nhà từ ngày 01/01/2014 đến 01/01/2016.
-            Phương thức thanh toán: Thanh toán mỗi tháng vào ngày đầu của tháng đó.
-            Ông A sống độc thân, ông A phải nuôi một mẹ già năm nay đã 75 tuổi.
-            Công ty TNHH Năm Hải yêu cầu ông A phải xuất hóa đơn cho thuê nhà.
Chú ý: Ông A chưa được giảm trừ cá nhân từ việc các thu nhập khác
Tính các loại thuế mà ông A phải đóng trong tháng 2/2014.
1) Thuế môn bài ông A phải đóng: 1 triệu/năm
2) Thuế giá trị gia tăng: 40tr x 5% = 2 triệu/tháng
3) Thuế thu nhập cá nhân phải đóng:
-  Thu nhập chịu thuế: 40tr x 30% = 12tr – 9tr (giảm trừ bản thân) – 3.6tr (giảm trừ mẹ già, có đăng ký với chi cục thuê) <0 => không đóng thuế TNCN.

Ví dụ 2: Ngày 01/8/2014, chị Hương tới Chi cục thuế Quận 1 để kê khai đóng thuế cho thuê nhà.

Biết rằng:
-  Bên thuê nhà là Công ty Oriflame
-  Mục đích thuê: Làm văn phòng công ty.
-  Hợp đồng thuê nhà công chứng ngày 01/08/2014.
-  Giá cho thuê: 2000 USD/tháng.
-  Thời gian cho thuê nhà từ ngày 01/08/2014 đến 01/08/2018.
-  Phương thức thanh toán: Thanh toán mỗi tháng vào ngày đầu của tháng đó.
-  Chị Hương có 2 con nhỏ dưới 18 tuổi.
-  Công ty Oriflame yêu cầu chị Hương xuất hóa đơn
Tính các loại thuế mà chị Hương phải đóng trong tháng 1/9/2014
Chú ý: Chị Hương đã giảm trừ khi đóng thuế TNCN dựa trên mức lương công ty (chị Hương đi làm hành chính ở công ty nước ngoài với thu nhập cao)
1) Thuế môn bài Chị Hương phải đóng: 500 ngàn. Ngày 1/1/2014 bắt đầu đóng lại 1tr/năm từ đâu
2) Thuế giá trị gia tăng: (2000USD x 21.000/1USD) x 5% = 2tr1/tháng
3) Thuế thu nhập cá nhân phải đóng:
-  Thu nhập chịu thuế: (2000USD x1.000/1USD) x 30% = 12tr600 – 0 (đã được giảm trừ rồi) - Thu nhập cá nhân phải đóng:
-  Thu nhập cá nhân tính theo bậc lũy tiến
+ Bậc 1: Thu nhập tính thuế đến 5 triệu: 5tr x 0.05 = 250 ngàn
+ Bậc 2: Thu nhập tính thuế trên 5 triệu
(10tr – 5tr) x 0.1 = 500 ngàn
+ Bậc 3: Thu nhập tính thuế trên 10 triệu
(12tr600 – 10tr) x 0.15 = 390 ngàn
Tổng thu nhập cá nhân phải đóng = 250 + 500 + 390 = 1tr140 ngàn/tháng
Đọc Thêm…

Người nước ngoài có được mua đất tại Việt Nam không?

7:36 PM |
Căn cứ điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung điều 126 Luật Nhà ở và điều 121 Luật Đất đai năm 2009 quy định người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng sau thì có quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam: “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng sau đây được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép cư trú tại Việt Nam từ ba tháng trở lên thì có quyền sở hữu nhà ở để bản thân và các thành viên trong gia đình sinh sống tại Việt Nam:
       a) Người có quốc tịch Việt Nam;
       b) Người gốc Việt Nam thuộc diện người về đầu tư trực tiếp tại Việt Nam theo pháp luật về đầu tư; người có công đóng góp cho đất nước; nhà khoa học, nhà văn hóa, người có kỹ năng đặc biệt mà cơ quan, tổ chức của Việt Nam có nhu cầu và đang làm việc tại Việt Nam; người có vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam sinh sống ở trong nước…”.

Đọc Thêm…

Sổ đỏ và sổ hồng khác nhau như thế nào?

7:21 PM |
Tên gọi “sổ hồng”, “sổ đỏ” được sử dụng phổ biến sau khi Luật Đất đai năm 1993 được ban hành. Tuy nhiên, nó không phải là khái niệm được luật này quy định mà nó chỉ là tên gọi do người dân tự đặt ra để nói cho ngắn gọn cũng như để phân biệt giữa các loại giấy chứng nhận.  Do vậy, sự phân biệt dưới đây chỉ mang tính tương đối.

Cụ thể, sổ hồng là tên gọi tắt của “Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở” tại đô thị (nội thành, nội thị xã, thị trấn) được quy định tại Nghị định số 60-CP ngày 05/07/1994 của Chính phủ về quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị. Trên sổ hồng thể hiện đầy đủ thông tin về quyền sử dụng đất ở (số thửa, số tờ bản đồ, diện tích, loại đất, thời hạn sử dụng…) và quyền sở hữu nhà ở (diện tích xây dựng, số tầng, kết cấu nhà, diện tích sử dụng chung, riêng…). Sổ này có màu hồng nhạt và do UBND tỉnh cấp. Sau này để đẩy nhanh tiến độ cấp sổ hồng, pháp luật cho phép UBND tỉnh được ủy quyền cho UBND quận, thị xã cấp sổ hồng cho chủ sở hữu trong phạm vi địa bàn mình quản lý.

Còn sổ đỏ là tên gọi tắt của “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” được cấp cho khu vực ngoài đô thị (nông thôn) được quy định tại Nghị định 64-CP ngày 27/9/1993 của Chính phủ và Thông tư số 346/1998/TT-TCĐC ngày 16/3/1998 của Tổng cục địa chính. Loại đất được cấp theo sổ đỏ rất đa dạng, gồm: đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, làm muối và đất làm nhà ở thuộc nông thôn. Sổ này có màu đỏ đậm và do UBND huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh cấp cho chủ sử dụng.
Ngoài ra, đa phần sổ đỏ được cấp cho hộ gia đình (vì thường gắn với đất nông nghiệp, lâm nghiệp…) nên khi chuyển nhượng hoặc thực hiện các giao dịch dân sự nói chung liên quan đến quyền sử dụng đất thì phải có chữ ký của tất cả các thành viên từ đủ 18 tuổi trở lên có tên trong sổ hộ khẩu của hộ gia đình đó. Trong khi đó, đối với sổ hồng thì khi chuyển nhượng, giao dịch chỉ cần chữ ký của người hoặc những người đứng tên trên Giấy chứng nhận.

Để thống nhất thành một loại Giấy chứng nhận, ngày 19/10/2009 Chính phủ ban hành Nghị định số 88/2009/NĐ-CP và ngày 21/10/2009 Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Theo hai văn bản này này, Giấy chứng nhận do Bộ Tài nguyên và Môi trường phát hành theo một mẫu thống nhất và được áp dụng trong phạm vi cả nước đối với mọi loại đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Giấy chứng nhận là một tờ có bốn trang, mỗi trang có kích thước 190mm x 265mm, có nền hoa văn trống đồng màu hồng cánh sen. Trên giấy này được in đầy đủ các đầu mục thông tin về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản gắn liền với đất. Trường hợp cấp Giấy chứng nhận đối với thửa đất không có tài sản gắn liền với đất hoặc có tài sản gắn liền với đất nhưng người đề nghị cấp Giấy chưa có nhu cầu chứng nhận quyền sở hữu tài sản thì ghi “Chưa chứng nhận quyền sở hữu” vào các mục không có tài sản hoặc không đề nghị.

gia dat nen thuan an binh duong hien nay nam 2012, gia dat tho cu o my phuoc 1 2 3 4, tim mua nha dat gia re tai ben cat thanh pho moi binh duong, mua dat nen gia re o tp moi binh duong, can mua dat tho cu gia re o thu dau mot binh duong 2012, can tim mua nha dat tai di an binh duong gia re xay nha o, ban dat nen gan cho tan phuoc khanh tan uyen binh duong so hong nam 2012

Mặc dù đã có mẫu Giấy chứng nhận mới nhưng trên thực tế, do người dân đã quá quen sử dụng tên gọi “sổ hồng” “sổ đỏ” nên sau khi có mẫu Giấy chứng nhận mới người dân vẫn gọi Giấy chứng nhận mới này là “sổ đỏ”, “sổ hồng”. Vì thế, tên gọi sổ đỏ, sổ hồng trong thời gian gần đây không còn mang ý nghĩa giống như lúc nó mới được sử dụng.
Đọc Thêm…

Diện tích tối thiểu để được cấp sổ đỏ là bao nhiêu?

7:17 PM |
Pháp luật hiện hành không có quy định về diện tích tối thiểu được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, mà chỉ có quy định về diện tích tối thiểu khi tách thửa đất.

 


Theo đó, nếu xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất mà không do việc tách thửa đất thì không bị giới hạn về diện tích tối thiểu.



Còn trường hợp xin cấp chứng nhận quyền sử dụng đất do việc tách thửa thì phải tuân theo quy định về diện tích tối thiểu được phép tách thửa của UBND cấp tỉnh nơi có đất, và việc tách thửa đó phải đảm bảo phù hợp với quy hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt.



Theo đó, trường hợp đất của bạn ở Tp.HCM hoặc Hà Nội, bạn có thể tham khảo quyết định 19/2009/QĐ-UBND ngày 25/2/2009 của UBND Tp.HCM hoặc quyết định 58/2009/QĐ-UBND ngày 30/3/2009 của UBND TP Hà Nội.



Còn trường hợp đất thuộc các tỉnh, thành khác, có thể liên hệ cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở địa phương để được cung cấp thông tin chính xác.
Đọc Thêm…

Thuế chuyển đất lên thổ cư ở Bình Dương là bao nhiêu?

7:14 PM |
Theo quy định tại quyết định 36/2011/QĐ-UBND tỉnh Bình Dương ngày 12/9/2011 thì diện tích đất tối thiểu đối với từng loại đất (đất ở hoặc đất nông nghiệp) được phép tách thửa đối với khu vực các thị xã được quy định như sau:

Điều 3. Diện tích tối thiểu đối với đất ở, đất nông nghiệp được phép tách thửa trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

1. Diện tích đất tối thiểu đối với từng loại đất (đất ở hoặc đất nông nghiệp) được phép tách thửa đối với khu vực các thị xã được quy định như sau:

Đơn vị hành chính
Đất ở (m2)
Đất nông nghiệp (m2)
Tại các phường
60
100
Tại các xã
100
400

2. Diện tích đất tối thiểu đối với từng loại đất (đất ở hoặc đất nông nghiệp) được phép tách thửa đối với khu vực các huyện được quy định như sau:

Đơn vị hành chính
Đất ở (m2)
Đất nông nghiệp (m2)
Tại các thị trấn
80
500
Tại các xã
100
1.000
          
Về tiền chuyển mục đích sử dụng đất: quy định tại điều 6 Nghị định 198/2004/NĐ-CP như sau:

2. Đối với hộ gia đình, cá nhân:

a) chuyển từ đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở thuộc khu dân cư không được công nhận là đất ở sang làm đất ở thì thu tiền sử dụng đất bằng 50% chênh lệch giữa thu tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với thu tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp;

b) Chuyển từ đất nông nghiệp được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất sang đất ở thì thu tiền sử dụng đất bằng mức chênh lệch giữa thu tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với thu tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp;

c) Chuyển mục đích sử dụng đất có nguồn gốc từ nhận chuyển nhượng của người sử dụng đất hợp pháp sang đất ở thì thu tiền sử dụng đất như sau:

- Đất nhận chuyển nhượng có nguồn gốc là đất nông nghiệp thì thu tiền sử dụng đất bằng mức chênh lệch giữa thu tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với thu tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp;

- Đất nhận chuyển nhượng có nguồn gốc là đất phi nông nghiệp (không phải là đất ở) thì thu tiền sử dụng đất bằng mức chênh lệch giữa thu tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với thu tiền sử dụng đất tính theo giá đất phi nông nghiệp.

3. Chuyển mục đích sử dụng từ đất ở được giao sử dụng ổn định lâu dài sang đất làm mặt bằng sản xuất, kinh doanh thì không thu tiền sử dụng đất.

4. Chuyển mục đích sử dụng từ đất giao có thời hạn sang đất ở (thời hạn ổn định lâu dài) thì thu tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở trừ tiền sử dụng đất đã nộp theo giá đất của loại đất giao có thời hạn.
          
Giá đất để tính tiền sử dụng đất là giá do ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương quy định sát với giá thị trường sau đó nhân với hệ số điều chỉnh giá (hệ số K) căn cứ theo quyết định 67/2011/QĐ-UBND ngày 20/12/2011 của UBND tỉnh Bình Dương.
Đọc Thêm…

Thời gian chuyển nhượng quyền sử dụng đất là bao lâu?

7:07 PM |
Về thời gian thực hiện cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dung đất được quy định như sau:



a) Thời gian thực hiện các công việc tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là cấp xã) là không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, không kể thời gian công khai kết quả thẩm tra;

b) Thời gian thực hiện các công việc tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường là không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường thì thời gian thực hiện quy định tại điểm này không kể thời gian gửi hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp xã để thẩm tra, xác nhận và công khai theo quy định tại điểm a khoản này;

c) Thời gian thực hiện các công việc tại cơ quan quản lý nhà nước về nhà ở, xây dựng, cơ quan quản lý nông nghiệp là không quá năm 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được phiếu lấy ý kiến của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất gửi đến;

d) Thời gian thực hiện việc ký Giấy chứng nhận của Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là cấp huyện) là không quá 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

a) Thời gian thực hiện các công việc tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường là không quá 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;

b) Thời gian thực hiện các công việc tại cơ quan quản lý nhà nước về nhà ở, xây dựng, cơ quan quản lý nông nghiệp là không quá 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được phiếu lấy ý kiến của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất gửi đến;

c) Thời gian thực hiện việc ký Giấy chứng nhận của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là cấp tỉnh) hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường (đối với trường hợp được ủy quyền) là không quá 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Như vậy, thời gian xin cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất được rút ngắn còn 33 ngày làm việc đối với trường hợp của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư hay người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam xin cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất.
Đọc Thêm…

Thủ tục sang tên làm sổ đỏ & làm sổ mới

11:00 PM |
Bước 1: Hai bên đến Văn phòng công chứng ký kết hợp đồng chuyển nhượng (hoặc hợp đồng tặng cho) quyền sử dụng đất;

Bước 2: Một trong hai bên theo thảo thuận thực hiện nghĩa vụ tài chính (thuế và lệ phí) tại bộ phận 1 cửa của Văn phòng đăng ký QSDĐ;
Bước 3: Nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và nhận phiếu hẹn tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất;
Bước 4: Nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại bộ phận 1 cửa.


2. Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bao gồm:
1. Đơn xin cấp GCNQSDĐ (theo mẫu);
2. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bản chính + bản sao chứng thực);
3. CMTND, sổ hộ khẩu của các bên (bản sao chứng thực);
4. Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất (công chứng);
5. Hồ sơ kỹ thuật thửa đất (bản chính) (trong trường hợp hợp chia tách, hoặc hợp nhất nhiều thửa đất);
6. Giấy đăng ký kết hôn hoặc giấy xác nhận tình trạng nhân thân (bản sao);
7. Biên lại nộp nghĩa vụ tài chính (bản chính)

3.1 Lệ phí:
Lệ phí trước bạ = 0,5 % x Khung giá đất do UBND cấp tỉnh, thành phố quy định.

3.2 Thuế thu nhập cá nhân: Có hai phương pháp tính sau đây:
Cách 1: Thuế thu nhập cá nhân = 25% giá trị lợi nhuận (giá bán)
Giá bán: là giá ghi trên hợp đồng chuyển nhượng;



- Đối với đất có nguồn gốc Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất thì căn cứ vào chứng từ thu tiền sử dụng đất;
- Đối với đất nhận chuyển nhượng quyền sử dụng từ các tổ chức, cá nhân thì căn cứ vào giá ghi trên hợp đồng chuyển nhượng tại thời điểm nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất (khi mua);
- Đối với trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất là giá trúng đấu giá;
- Đối với đất có nguồn gốc không thuộc các trường hợp nêu trên thì căn cứ vào hồ sơ thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước khi được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để xác định giá vốn.

Cách 2: Áp dụng khi không xác định được giá mua

Thuế thu nhập cá nhân = 2% Giá chuyển nhượng (giá ghi trong hợp đồng).


4. Thời gian thực hiện: Không quá 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (trường hợp phải trích đo địa chính thửa đất thời gian giải quyết không quá 30 ngày).

Lưu ý: Diện tích tối thiểu được tách thửa tại Bình Dương được quy định như sau:

Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương vừa ban hành Quyết định số 28/2013/ QĐ-UBND về diện tích tối thiểu các loại đất được phép tách thửa trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

+ Các thửa đất mới hình thành và còn lại sau khi tách thửa theo quy định nói trên phải bảo đảm:

a) Đối với thửa đất ở sau khi được tách thửa phải tiếp giáp đường hoặc lối đi công cộng và có kích thước bề rộng và chiều sâu tối thiểu là 4m;

b) Đối với trường hợp thửa đất có đất ở gắn liền đất nông nghiệp chỉ áp dụng diện tích đất tối thiểu đối với một loại đất đủ điều kiện tách thửa;

c) Thửa đất không thuộc khu vực phải thu hồi đất đã được công bố hoặc đã có quyết định thu hồi đất. 

+ Một số quy định cụ thể về tách thửa các loại đất: 

1. Diện tích được phép tách thửa theo các mức quy định tại quyết định này không tính phần diện tích đất thuộc hành lang bảo vệ công trình công cộng. 

2. Trường hợp người sử dụng đất đề nghị tách thửa đất thành thửa đất có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu đồng thời với việc đề nghị được hợp thửa đất đó với thửa đất khác liền kề để tạo thành thửa đất mới có diện tích bằng hoặc lớn hơn diện tích tối thiểu được tách thửa thì được phép tách thửa đồng thời với việc hợp thửa và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây viết tắt là Giấy chứng nhận) cho thửa đất mới. 

3. Trường hợp đất ở thuộc các dự án đã được Nhà nước giao đất, phân lô theo quy hoạch chi tiết được duyệt thì thửa đất được xác định theo dự án và quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt. Trường hợp có nhu cầu tách thửa thì thửa đất mới được hình thành phải thỏa mãn với các điều kiện quy định tại quy chế quản lý xây dựng khu dân cư và được UBND cấp huyện xem xét giải quyết cụ thể. 

4. Thửa đất đang sử dụng được hình thành trước ngày 1-7-2007 (ngày có hiệu lực thi hành Nghị định số 84/2007/NĐ-CP của Chính phủ) thì được cấp Giấy chứng nhận nếu đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về đất đai. 

5. Thửa đất được hình thành do người sử dụng đất tự tách ra từ thửa đất đang sử dụng kể từ ngày quyết định này có hiệu lực thi hành trở về sau mà thửa đất đó có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu được tách thửa thì không được cấp giấy chứng nhận, không được làm thủ tục thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê quyền sử dụng đất hoặc thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất. 

+ Xử lý các trường hợp cá biệt: 

1. Một số trường hợp cá biệt có nhu cầu tách thửa đối với đất ở nhưng không bảo đảm diện tích tối thiểu theo quy định này, giao cho UBND huyện, thị xã, thành phố xem xét giải quyết cụ thể thông qua Hội đồng tư vấn. Tuy nhiên, diện tích thửa đất mới hình thành và còn lại sau khi tách thửa phải có diện tích tối thiểu là 36m2 và có kích thước bề rộng và chiều sâu tối thiểu là 3m. 

2. Giao UBND huyện, thị xã, thành phố quyết định thành phần Hội đồng tư vấn; quy định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền hạn; cơ chế hoạt động và chế độ báo cáo theo đúng quy định pháp luật hiện hành. 

3. Giao chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn chịu trách nhiệm việc trình thông qua Hội đồng tư vấn một số trường hợp cá biệt có nhu cầu tách thửa đối với đất ở trên địa bàn. 

+ Quyết định 28/2013/QĐ-UBND không áp dụng cho các trường hợp sau: a) Các giao dịch về quyền sử dụng đất có tách thửa đúng quy định pháp luật về đất đai, xây dựng đã được công chứng, chứng thực hoặc đã được UBND cấp xã xác nhận trước ngày quyết định này có hiệu lực thi hành; b) Các thửa đất được tách thửa do Nhà nước thu hồi một phần thửa đất; c) Thừa kế quyền sử dụng đất hoặc thừa kế về nhà và tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất hợp pháp theo quy định của pháp luật; d) Bán nhà thuộc sở hữu Nhà nước theo Nghị định số 34/2013/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý sử dụng nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước; e) Đất hiến tặng cho Nhà nước, đất cho tặng hộ gia đình cá nhân để xây dựng nhà tình nghĩa, nhà tình thương. 

+ Đối với các trường hợp tự ý phân lô, bán nền; phân lô tách thửa không đúng quy định, không có sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền trong thời gian vừa qua, UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch kiểm tra, rà soát, chỉnh trang và kiên quyết xử lý theo quy định. Trường hợp vướng mắc, UBND các huyện, thị xã, thành phố báo cáo Sở Xây dựng chủ trì cùng các sở, ngành có liên quan tham mưu, đề xuất UBND tỉnh xử lý từng trường hợp cụ thể.
Đọc Thêm…

Thủ tục cấp lại sổ đỏ bị mất

10:58 PM |
1. Người đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận nộp một (01) bộ hồ sơ tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc cấp có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận, hồ sơ gồm:

a) Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận;

b) Giấy tờ xác nhận việc mất Giấy chứng nhận của công an cấp xã nơi mất giấy;

c) Giấy tờ chứng minh đã đăng tin mất Giấy chứng nhận trên phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương (trừ trường hợp mất giấy do thiên tai, hỏa hoạn) đối với tổ chức trong nước, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; trường hợp hộ gia đình và cá nhân thì chỉ cần có giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc đã niêm yết thông báo mất giấy tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã;

2. Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất kiểm tra hồ sơ; trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký quyết định hủy Giấy chứng nhận bị mất, đồng thời cấp lại Giấy chứng nhận mới; trao Giấy chứng nhận cho người đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận.


1. Trình tự thực hiện:
Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ – và lấy Phiếu nhận và hẹn trả kết quả giải quyết TTHC tại bộ phận một cửa của Phòng Tài nguyên và Môi trường nơi có thửa đất đã được cấp sổ đỏ trước đó.

2. Cách thức thực hiện:
Tổ chức nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả – Phòng Tài nguyên và Môi trường

3. Thành phần số lượng hồ sơ:
- Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận (theo mẫu số 02/ĐK-GCN)

- Giấy tờ xác nhận việc mất Giấy chứng nhận của Công an cấp xã nơi mất Giấy chứng nhận (bản chính);

- Các giấy tờ, hồ sơ liên quan chứng minh mất Giấy chứng nhận trên phương tiện thông tin đại chúng.

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ

4. Thời hạn giải quyết
Giai đoạn 1: Văn phòng Đăng ký đất đai kiểm tra hồ sơ, nếu đủ điều kiện thì lập tờ trình đề nghị huỷ và chấm dứt giao dịch đối với Giấy chứng nhận bị mất và cấp lại Giấy chứng nhận; viết Giấy chứng nhận; dự thảo Quyết định của Sở Tài nguyên và Môi trường về việc huỷ và chấm dứt giao dịch đối với Giấy chứng nhận bị mất và cấp lại Giấy chứng nhận, trình Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra, ký Giấy chứng nhận và Quyết định;

- Trường hợp hồ sơ đầy đủ điều kiện: (20) ngày làm việc;

- Trường hợp phải ra thông báo bổ sung hồ sơ hoặc phải xin ý kiến các cơ quan có liên quan thì sau (5) ngày làm việc Văn phòng Đăng ký đất đai phải có thông báo hoặc có văn bản; khi tổ chức bổ sung đầy đủ hồ sơ hoặc có ý kiến của các cơ quan có liên quan, thời gian giải quyết là (15) ngày làm việc.

Giai đoạn 2: Trả kết quả: (01) ngày làm việc kể từ khi người sử dụng đất nộp đầy đủ các văn bản, chứng từ chứng minh đã thực hiện xong nghĩa vụ theo Quyết định của Sở Tài nguyên và Môi trường.

5. Đối tượng thực hiện: Tổ chức, cá nhân

6. Cơ quan thực hiện: Phòng Tài nguyên và Môi trường

7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới

8. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị cấp lại giấy chứng nhận
Đọc Thêm…